Nội dung bài viết dưới đây sẽ là lời khuyên dành cho sinh viên Kiến trúc mà bạn không thể bỏ qua.
Kiến trúc dường như là một ngành nghề rất được ưa chuộng trong thời kỳ xã hội phát triển như ngày nay. Mặc dù còn chưa có nhiều đất “thể hiện” ở Việt Nam song trên thế giới đây là một trong những công việc đang rất được ưa chuộng. Có lẽ vì thế mà số lượng các thí sinh dự thi vào các trường kiến trúc đang ngày càng gia tăng. Để giúp các bạn có thêm những cách nhìn đúng đắn về ngành nghề Kiến trúc, bài viết dưới đây sẽ là lời khuyên cho sinh viên Kiến trúc. Cùng theo dõi ngay nhé.
1- Lời khuyên cho sinh viên Kiến trúc: Vẽ là điều kiện cần – nhưng chưa đủ
Để theo học ngành Kiến trúc, sinh viên chỉ giỏi vẽ mỹ thuật thì chưa đủ. Nếu Toán, Lý kém hoặc các môn khoa học kém thì bạn cũng không đủ điều kiện để theo học ngành này. Vì vẽ mỹ thuật chỉ là thi đầu vào, và một kiến trúc sư thì không chỉ cần vẽ giỏi mà còn phải giỏi nhiều thứ khác. Toán học giúp bạn thông minh, nhanh nhạy và khoa học. Văn học giúp bạn mơ mộng và luôn tràn đầy cảm xúc. Thế thì vẽ là chưa đủ bạn hãy bỏ ý định thi khối V vì kém Hóa hay những lý do tương tự. Đây là lời khuyên đầu tiên dành cho sinh viên Kiến trúc.
2- Kiến trúc – một nghề lao động như những nghề khác
Đúng vậy, nghề Kiến trúc cũng là một nghề lao động như bao ngành nghề khác. Nếu bạn nghĩ mình đang theo học cái gì đó danh giá thì nên loại bỏ suy nghĩ đó ngay từ bây giờ. Và nếu bạn nghĩ rằng, làm nghề Kiến trúc đầy tiền thì lại một lần nữa bạn nhầm. Tiền không tự nhiên sinh ra, nó được trả theo sản phẩm bạn tạo lập, và đôi khi nó ít hơn bạn tưởng rất nhiều.
3- Kiến trúc không phải là năng khiếu
Nghề Kiến trúc không chỉ dựa hoàn toàn vào yếu tố mỹ thuật mà nó còn bao gồm cả yếu tố kỹ thuật. Nhiều nghiên cứu khoa học đã nhận thấy rằng: Những người có năng khiếu mỹ thuật lại thường rất kém về tư duy logic, còn ngược lại, với người không mạnh về các năng khiếu thẩm mỹ lại rất mạnh trong việc phân tích, lập luận, đánh giá… Chính vì lẽ đó, có năng khiếu hay không có năng khiếu thì cơ hội với công việc Kiến trúc của họ là như nhau.
Các bạn thường bị ảnh hưởng của cha mẹ, nhưng một ngày mình bỗng nhận ra là mình hoàn toàn không phù hợp nghề này. Vậy ta phải làm gì đây khi đã trót tốn một khoản tiền không nhỏ theo học Kiến trúc? Một số bạn khác lại cố gắng tìm đến những phép màu nhiệm của cuộc sống cất công tìm đến những thầy dạy có tiếng với hy vọng sẽ đậu được ngành học này. Nhưng bạn biết đấy, vấn đề là bạn thi, chứ không phải các thầy đi thi. Tất nhiên học một thầy giỏi là cơ hội để bạn mở mang kiến thức nếu bạn thật sự cầu thị.
5- Kiến trúc thật sự là một nghề vất vả
Nhiều bạn sinh viên hay lầm tưởng làm kiến trúc sư “dễ ăn” là vì bạn bị bị say mê sự hào nhoáng mà quên mất, thứ ấy chỉ là bề nổi rất mỏng thôi, một tảng băng chìm ở dưới mà bạn không nhìn thấy. Vậy nên, nhiều bạn thi vào Kiến trúc để hoạt động công chúng hoặc biểu diễn văn nghệ bạn không biết rằng những điều đó thật đẹp nhưng nó không phải là bản chất. Làm nghề Kiến trúc gian nan không kém gì các nghề khác. Độ rủi ro rất cao, thù lao thì rất thấp và chúng ta bị rất nhiều sự sách nhiễu của nhiều mối quan hệ khác nhau.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ 5 lời khuyên dành cho sinh viên Kiến trúc. Hy vọng với bài viết này các bạn hãy nhìn nhận và đánh giá bản thân một cách khách quan nhất. Để từ đó cũng cố những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu, để các bạn đủ tự tin mở cánh cửa bước vào trường đại học. Vững vàng bước trên hành trình nghề nghiệp đã chọn lựa.